Thứ Tư, Tháng Sáu 29 2022 - Welcome
Travel Tips
Những giấy tờ cần thiết khi đi du...
6 “bí mật” giúp bạn săn vé máy...
Cẩm nang du lịch Kuala Lumpur tự túc...
HOT! HOT! MÃ GIẢM GIÁ khóa học Kiemtienonlinehub...
Hành trình trở thành Travel blogger của một...
Kinh nghiệm du lịch Universal Studio Singapore: Bí...
Hướng dẫn cách di chuyển từ sân bay...
“Giải mã” cách sử dụng thẻ Sentosa Funpass...
5 cách di chuyển từ sân bay Nội...
Kinh nghiệm du lịch chùa đá vàng Golden...
Toàn tập cách di chuyển từ nhà ga...
Chi tiết “Kinh nghiệm du lịch Phú Yên”...
Nhật ký du hí Sing – Malay ngày...
iTravel88
Chia sẻ kinh nghiệm, kết nối đam mê du lịch
  • Home
  • About me
  • Cẩm nang
    • Việt Nam
      • English post
      • Du lịch Hà Nội
      • Du lịch Đà Nẵng
      • Du lịch Phú Yên
      • Du lịch Quảng Bình
      • Du lịch Bắc Ninh
    • Đông Nam Á
      • Du lịch Lào
      • Du lịch Singapore
      • Du lịch Malaysia
      • Du lịch Myanmar
      • Du lịch Campuchia
      • Du lịch Indonesia
    • Đông Bắc Á
    • Trở thành Blogger
      • Dẫn tour cho Tây
      • Viết content hay
      • Làm blog chuyên nghiệp
  • Travel Tips
    • Mẹo du lịch 4.0
    • Sách hay xem ngay
    • Chuyện trên đường
    • Fun facts hàng không
  • Góc Review
  • Mã ưu đãi
  • CAFE
  • Liên hệ
Góc ReviewSách hay xem ngay

Review “Xứ Đông Dương” – Chuyến du lịch bụi đầu tiên ở Đông Dương cuối thế kỷ 19

by Phượng Nguyễn 16/06/2021
Tác giả Phượng Nguyễn 16/06/2021
Xứ Đông Dương

Contents

  1. Hành trình tới Đông Dương
  2. Review xứ Đông Dương của Paul Doumer: nhật ký về An Nam cuối thế kỷ XIX
    1. Nam Kỳ: Thương cảng sầm uất và vựa lúa của đất nước
    2. Bắc Kỳ: Vùng đất cổ kính, có bề dày truyền thống
    3. Trung Kỳ: Dấu ấn của một đế chế lụi tàn trên dải đất khắc nghiệt
  3. Chuyến phượt sông Mekong
    1. Cao Miên: hậu duệ của đế chế Angkor
    2. Ai Lao: xứ sở của các tiểu quốc
  4. Những di sản ở xứ Đông Dương của Paul Doumer
  5. Thay cho lời kết

Trong bài viết Top 10 địa điểm nhất định phải ghé thăm tại Hà Nội, chúng ta đã biết tên cũ của cầu Long Biên là Paul Doumer. Bạn sẽ còn ngạc nhiên hơn nữa khi biết ngoài cầu Long Biên còn rất nhiều địa điểm, công trình quen thuộc khác ở Việt Nam đã được xây dựng trong nhiệm kỳ của vị toàn quyền này. Hôm nay, hãy cùng mình tìm hiểu điều này qua bài review cuốn hồi ký “Xứ Đông Dương” của Paul Doumer do Alphabooks dịch và xuất bản nhé!

Mục lục đọc nhanh

  • Hành trình tới Đông Dương
  • Nhật ký về An Nam cuối TK XIX
    • Nam Kỳ: Thương cảng sầm uất
    • Bắc Kỳ: Vùng đất bề dày lịch sử
    • Trung Kỳ: Dấu ấn của một đế chế lụi tàn
  • Chuyến phượt sông Mekong
    • Cao Miên: hậu duệ của đế chế Angkor
    • Ai Lao: xứ sở của các tiểu quốc
  • Những di sản của Paul Doumer
  • Thay cho lời kết

“Tôi đã đọc cuốn sách này say mê như đọc một cuốn tiểu thuyết“ – nhà văn, dịch giả Nguyễn Xuân Khánh

Hành trình tới Đông Dương

Cuốn hồi ký mở đầu với việc Paul Doumer được lựa chọn làm toàn quyền Đông Dương sau sự ra đi đột ngột của người tiền nhiệm Armand Rousseau. Tất cả những gì ông có chỉ là 20 ngày để chuẩn bị trước khi lên đường. Khi tàu Melbourne rời cảng Marseille cũng là lúc màn đêm buông xuống, phủ lên màu xám xịt cho tương lai của vị tân toàn quyền.

Một góc thương cảng Singapore ngày nay

Trên hải trình của mình, Paul Doumer đã cho thấy tài quan sát và khả năng ghi chép ở những trạm dừng chân của ông. Trong đó mình đặc biệt ấn tượng với hình ảnh một thương cảng sầm uất và những hoạt động giao thương nhộn nhịp tại Singparore. Rõ ràng là đây không phải là một làng chài ven sông như chúng ta từng nghĩ.

“Chúng tôi tới Singapour vào buổi sáng; đây là một trong những cảng lớn của thế giới. Singapour là một trong những cảng tàu bè qua lại nhiều nhất để tới các vùng biển Viễn Đông.

Review xứ Đông Dương của Paul Doumer: nhật ký về An Nam cuối thế kỷ XIX

Xuyên suốt cuốn hồi ký, Paul Doumer hiện lên với hình ảnh một nhà cai trị có tâm và có tầm. Vốn là một nhà yêu nước nên ông mong muốn Đông Dương sẽ trở nên thịnh vượng để làm bàn đạp cho mẫu quốc.

Để làm điều đó, ngay khi tới An Nam, Paul không dành thời gian để nghỉ ngơi. Thay vào đó ông đã lên kế hoạch cho chuyến đi phượt “xuyên Việt” đầu tiên. Mục đích là khám phá và tìm hiểu về con người, cuộc sống ở xứ sở này. Hình ảnh Việt Nam cuối Thế kỷ XIX qua đó được phác họa sinh động nhờ ghi chép của ông.

“Như vậy cấu trúc địa hình của Đông Dương kéo dài từ bắc xuống nam theo ba đường song song nhau: bờ biển, sông Mê Kong và giữa hai đường đó là dãy núi Trường Sơn“

 Xứ Đông Dương của Paul Doumer
review Xứ Đông Dương của Paul Doumer do Alphabook và Omegabook xuất bản

Nam Kỳ: Thương cảng sầm uất và vựa lúa của đất nước

Thiên nhiên đã ưu ái cho Nam Kỳ hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt theo mọi hướng. Nhờ đó khu vực này có một lượng phù sa màu mỡ phục vụ canh tác. Người dân cũng biết lợi dụng việc lên xuống của thủy triều để vận chuyển hàng hóa. Do đó đường thủy là loại hình giao thông chính ở đây.

“Lớp đất trẻ, tương đối nông của Nam Kỳ đặc biệt thuận lợi cho việc trồng cấy. Rất dễ canh tác trên đất đó. Thời vụ diễn ra rất đều đặn. Thu hoạch hàng năm chủ yếu là lúa”

Một con kênh ở Nam Kỳ, ảnh minh họa trong sách Xứ Đông Dương
Một con kênh ở Nam Kỳ, ảnh minh họa trong sách

Với vị trí thuận lợi, Sài Gòn và Chợ Lớn là hai thành phố lớn nhất khu vực phía Nam. Sài Gòn là trung tâm hành chính với sự hiện diện của Dinh toàn quyền, Sở thuế, bệnh viện,… Tác giả miêu tả đây là một thành phố xinh đẹp, đáng sống nhất khu vực Viễn Đông. Có lẽ cụm từ “Hòn ngọc viễn đông” cũng xuất phát từ thời kỳ này.

“Sài Gòn là một thành phố nhiệt đới xinh đẹp, thành phố duyên dáng nhất vùng Viễn Đông. Một số công trình nghệ thuật ở Sài Gòn rất đẹp; tất cả đều có kích thước lớn; nhà cửa nói chung khá xinh xắn”

Trong khi đó Chợ Lớn chính là trung tâm thương mại ở Nam Kỳ. Với sự có mặt của các thương nhân người Hoa, nơi đây trở thành một thương cảng sầm uất với các hoạt động buôn bán thóc gạo nhộn nhịp. Dân số ở Chợ Lớn vì thế mà cũng ngày một tăng lên.

Bắc Kỳ: Vùng đất cổ kính, có bề dày truyền thống

Ngược lên phía Bắc sau nhiều ngày lênh đênh trên biển, ông và đoàn tùy tùng tiến vào vịnh Bắc Bộ lúc sáng tinh mơ. Dưới làn sương mờ ảo, hàng trăm hòn đảo ở Vịnh Hạ Long hiện như một mê cung trước mắt thủy thủ đoàn. Tất cả phải thốt lên: “Đây đúng là một kỳ quan của tạo hóa!”

“Hình dáng đa dạng và phong phú của các hòn đảo ở Vịnh Hạ Long mang lại cho chúng dáng vẻ gần giống những thường thấy hàng ngày. Các thủy thủ vẽ các bản đồ đầu tiên của vịnh Hạ Long và gán cho mỗi hòn đảo tên của vật giống nó.

Giao thông thời kỳ này ở Bắc Kỳ cũng chủ yếu bằng đường thủy và Paul đã tới Hà Nội bằng đường sông Hồng. Thành phố khi ấy chủ yếu chỉ tập trung quanh Hồ Gươm với phố cổ và khu phố Pháp. So với Sài Gòn thì kém phát triển hơn nhiều nên ông còn nhiều việc phải làm trước mắt.

ranh Đông Hồ, một trong những nghề truyền thống ở Bắc Kỳ
Tranh Đông Hồ, một nghề truyền thống ở Bắc Kỳ

Bắc Kỳ là một vùng đất cổ kính, có bề dày lịch sử lâu đời. Người dân sống tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng sông Hồng. Các hoạt động, những làng nghề hay hội hè truyền thống vẫn được duy trì. Dưới con mắt của tác giả, kỳ thi Hương năm 1897 hiện lên khá kỳ cục.

“Quang cảnh trường thi nơi họ tập trung trông rất kỳ cục. Có đến 10.000 hoặc 12.000 chiếc lều nhỏ xíu, được dựng san sát nhau. Chỗ này chỗ kia có một thằng hầu nhà rỗi hoặc một nho sinh tò mò”

Trung Kỳ: Dấu ấn của một đế chế lụi tàn trên dải đất khắc nghiệt

Trung Kỳ vẫn là trung tâm hành chính của đất nước với sự hiện diện của hoàng đế An Nam. Trong thời gian ở Huế, vị toàn quyền đã được thiết đãi một cách long trọng. Đây là hệ quả từ những thay đổi trong chính sách ngoại giao của hai nước.

Tuy nhiên với một người không quá trọng hình thức như Paul thì điều này lại làm ông gặp đôi chút bối rối. Dưới con mắt của ông, Huế là một nơi lý tưởng để nghỉ dưỡng thay vì là trung tâm của đất nước.

“Trong khi trung tâm kinh đô không có gì nổi bật thì những khu vực xung quanh lại đẹp như tranh vẽ. Dòng sông thanh bình với cây cối hai bên bờ”

Kinh thành Huế thời điểm 2018

Rời kinh đô, vị toàn quyền tiếp tục hành trình khảo sát Trung Kỳ của mình. Điều đặc biệt là ông đã chọn một con ngựa làm phương tiện di chuyển tiếp theo. Chú ngựa bản địa tuy nhỏ bé nhưng hết sức bền bỉ này đã giúp ông vượt qua bao đèo núi hiểm trở và chạy trốn những cơn mưa lũ trên mảnh đất miền Trung khắc nghiệt. Chứng kiến những cơn lũ này, ông có thêm quyết tâm để xây dựng hệ thống đường sắt về sau.

“Hành trình 800 cây số của chúng tôi, một nửa dưới trời nước dổ, đã kết thúc sau cuộc “đua đường trường” kéo dài một tuần“

Chuyến phượt sông Mekong

Điểm đến tiếp theo trong chuyến du lịch bụi của Paul Doumer chính là Cao Miên và Ai Lao. Hai khu vực được nối với nhau bằng sông Mekong nên ông tiếp tục chọn đường thủy cho chuyến đi của mình.

Cao Miên: hậu duệ của đế chế Angkor

Cuộc sống và những lễ hội của người Cao Miên cũng được ông khắc họa trong cuốn sách của mình. Đặc biệt là cũng như chúng ta, Paul đã không bỏ lỡ cơ hội khám phá quần thể Angkor wat kỳ vĩ trong chuyến đi của mình. Những mô tả và hình ảnh minh họa trong sách chẳng khác là bao so với điều mình được chứng kiến trong chuyến du lịch tự túc Angkor Wat.

“Angkor rất đặc biệt; những danh hiệu cao quý của một chủng tộc được ghi lại ở đó, và bất kỳ ai định gạt bỏ những danh hiệu đó đều sẽ vấp phải sự phản kháng”

Đền Angkor wat ở Cao Miên, review Xứ Đông Dương của Paul Doumer
Đền Angkor wat ở Cao Miên, review Xứ Đông Dương của Paul Doumer

Tác giả cũng đặt ra những giả thuyết về sự biến mất, suy tàn của đế chế Angkor hùng mạnh. Liệu rằng người Cao Miên hay người Xiêm ngày nay có phải là hậu duệ của họ? Những bí ẩn của Angkor wat đã thôi thúc ông ra quyết định thành lập trường Viễn Đông Bác Cổ nhằm nghiên cứu lịch sử ở Đông Dương.

Xem thêm: Phá đảo 7 ngôi đền cổ tại Xiêm Riệp trong một ngày

Ai Lao: xứ sở của các tiểu quốc

Ai Lao nằm gần phía thượng lưu của sông Mekong, địa hình hiểm trở nên việc di chuyển tới đây cũng khó khăn hơn. Người Ai Lao hiền lành, dễ mến nhưng những cuộc đô hộ của người Xiêm đã phần nào làm họ có vẻ tự ti. Ở đất nước này, phật giáo và các nhà sư được kính trọng và có ảnh hưởng rất lớn.

“Vị vua thứ hai của Luang Prabang là một người thông minh năng động, ông đã giữ được một phần quyền lực và vị thế của mình. Vị vua thứ nhất thì kém hơn, ít cởi mở hơn với các ý tưởng và sự thật mới được nước Pháp đem đén cho góc khuất hẻo lánh này”

Thời kỳ này là có rất nhiều vương quốc chia nhau trị vì trên mảnh đất Lào như vương quốc Bassac, Luang Prabang,… Trong đó vương quốc Luang Prabang cổ kính thật đặc biệt khi có tới hai vị vua cùng tại vị.

Xem thêm: 7 trải nghiệm tuyệt vời nhất của mình tại Luang Prabang

Chùa Wat Xieng Thong ở Luang Prabang, Xứ Đông Dương
Chùa Wat Xieng Thong ở vương quốc Luang Prabang

Những di sản ở xứ Đông Dương của Paul Doumer

Nhắc tới công cuộc của người Pháp ở Đông Dương, để công bằng có lẽ phải chia ra làm hai giai đoạn. Đó là giai đoạn xây dựng và giai đoạn khai thác thuộc địa. Trong đó nhiệm kỳ của Paul Doumer ứng với giai đoạn đầu tiên.

Ông là người đã cho khảo sát, xây dựng Đà Lạt thành khu nghỉ dưỡng với mục đích ban đầu là giúp người Pháp hồi phục thể lực khi ở xứ sở nhiệt đới. Thành công của Đà lạt cũng mở màn cho các khu nghỉ dưỡng về sau như Sapa, Tam Đảo, Bà Nà hill,…

“Những cuộc thám hiểm này đã thành công rực rỡ. Một cao nguyên rộng rãi là cao nguyên Lâm Viên, đáp ứng được những yêu cầu cơ bản”

Cầu Long Biên,  review Xứ Đông Dương của Paul Doumer
Cầu Long Biên, review Xứ Đông Dương của Paul Doumer

Ngoài cầu Long Biên thì ông cũng đã cho xây cầu Tràng Tiền ở Huế, cầu Bình Lợi bắc qua sông Sài Gòn. Hệ thống đường sắt cũng được cho xây dựng sau quá trình đi khảo sát thực địa dọc đất nước ta. Nó đã góp phần giúp miền Trung thoát khỏi cảnh cô lập trong những năm thiên tai lũ lụt.

Thay cho lời kết

Có thể nói đây là một cuốn sách hay, dễ đọc và nhiều ảnh minh họa quý. Tuy nhiên một số thông tin trong sách mang tính chủ quan của tác giả, có lợi cho nước Pháp. Vì vậy khi đọc sách, bạn hãy tự đưa ra cảm nhận riêng của mình

Một bài review cuốn Xứ Đông Dương của Paul Doumer không thể lột tả hết nội dung 650 trang sách. Vì thế nếu là người yêu thích lịch sử, thích khám phá như mình, thì Xứ Đông Dương là một cuốn sách rất nên đọc! Khi đọc xong đọc cuốn sách, đừng quên chia sẻ cảm nhận của bạn trong phần bình luận nhé!

LINK MUA SÁCH Ở TIKI
LINK MUA SÁCH Ở SHOPEE

Xem thêm: Top 5 cuốn sách truyền cảm hứng du lịch của Nhã Nam TẠI ĐÂY

Top view: Hành trình trở thành Travel Blogger từ một đứa mù công nghệ của mình TẠI ĐÂY

#day16 #21ngaysangtaonoidung

Xếp hạng:
[5/5] (5 votes)
Post Views: 525
#21ngaysangtaonoidungcampuchiaCầu Long BiênlàoPaul Doumerreview sáchsách hay xem ngaySingaporeXứ Đông Dương
0 Bình luận
9
FacebookTwitterPinterestEmail
Phượng Nguyễn

Xin chào! mình là Phượng, Founder của iTravel88 - cuốn nhật ký ghi lại hành trình của vợ chồng mình qua 10 quốc gia và 11 vùng lãnh thổ. Vì thế các bạn sẽ tìm thấy ở đây những trải nghiệm thực tế nhất về du lịch tự túc nước ngoài. Cám ơn bạn đã ghé thăm chiếc blog nhỏ xinh của mình. Chúc bạn có những chuyến "Du lịch online" thú vị và đừng quên mời bạn bè đến đây trải nghiệm nhé!

Bài trước đó
Ứng dụng chu trình PDCA để viết content nhanh, hiệu quả hơn
Bài tiếp theo
5 công việc giúp mình “VI VU” nước ngoài khi còn là sinh viên

Bạn có thể quan tâm

7 nguyên tắc “không thể bỏ qua” khi chọn mua theme wordpress

25/09/2021

“Bí kíp” xây dựng thư viện mini hơn 200 cuốn sách tại nhà!

31/08/2021

Top 5 cuốn sách truyền cảm hứng du lịch của Nhã Nam

19/08/2021

Hướng dẫn chi tiết cách mua HostArmada, FREE tên miền 12 tháng

11/08/2021

HOT! HOT! MÃ GIẢM GIÁ khóa học Kiemtienonlinehub của chị Nhung Phùng

20/07/2021

Review đánh giá chi tiết hosting Armada (hostArmada)

07/06/2021

5 lý do Bloggers nên sở hữu hosting ngay từ hôm nay

20/05/2021

Hành trình trở thành Travel blogger của một đứa mù iT

19/05/2021

Để lại bình luận Cancel Reply

Save my name, email, and website in this browser for the next time I comment.

About Me

About Me

Travel Blogger

Xin chào! mình là Phượng (Ớt Sachi), một người đam mê du lịch. Tính đến nay mình đã đặt chân tới 10 quốc gia và 11 vùng lãnh thổ. Thông qua Blog iTravel88, mình muốn chia sẻ kinh nghiệm du lịch bụi, tự túc cho mọi người. Hi vọng các bài viết của iTravel88 sẽ giúp ích cho các bạn trong những hành trình sắp tới!

Đăng ký

Đăng ký ngay để không bỏ lỡ những bài viết mới nhất, tips thú vị và những hình ảnh cập nhật từ iTravel88.com nhé!

Bài viết được yêu thích

  • Khám phá Pha That Luang – công trình xuất hiện trên Quốc huy Lào

    29/08/2021
  • Top 7 lợi ích không thể chối từ của việc viết Blog

    28/11/2021
  • Top 10 attractions must visit in Phu Yen province

    03/09/2021
  • Lần đầu đến Singapore gặp mưa và cái kết bất ngờ!

    05/09/2021
  • Mách bạn địa điểm “du lịch văn hóa” cách Hà Nội chỉ 30km

    17/01/2022
  • Những sự thật thú vị về đất nước Myanmar

    06/06/2021
  • Chuyện trên đường: Đêm trắng tại cửa khẩu Sing-Malay

    11/06/2021

Chứng nhận bản quyền

Website đã đăng ký bản quyền nội dung, vui lòng không sao chép!Chứng chỉ DMCA iTravel88.com

Chuyên mục nổi bật

Ủng hộ Phượng

Nếu trân trọng các giá trị Phượng đang chia sẻ, hãy ủng hộ mình một cốc Cafe nhằm duy trì hoạt động Blog bằng cách bấm vào nút màu vàng bên dưới nhé! Cám ơn bạn nhiều nhiều!

buy me a coffee

Theo dõi mình tại

Theo dõi mình tại

About me

About me

Xin chào! mình là Ớt Sachi, một người đam mê du lịch. Tính đến nay mình đã đặt chân tới 10 quốc gia và 11 vùng lãnh thổ. Thông qua Blog iTravel88, mình muốn chia sẻ kinh nghiệm du lịch bụi nước ngoài cho các bạn. Hi vọng những thông tin tại đây sẽ giúp ích cho các bạn trong những hành trình sắp tới!

Bài viết nổi bật

  • 1

    “Giải mã” cách sử dụng thẻ Sentosa Funpass – Unlock thiên đường giải trí tại Singapore

    31/05/2022
  • 2

    Kinh nghiệm du lịch Universal Studio Singapore: Bí ẩn “Thế giới bị lãng quên”

    27/06/2022
  • 3

    Những giấy tờ cần thiết khi đi du lịch, nhập cảnh Singapore

    18/06/2022

Thư viện ảnh

Chùa Wat Xieng Thong ở Luang Prabang
  • Facebook
  • Twitter
  • Instagram
  • Linkedin
  • Flickr
  • Tumblr
  • Youtube
  • Snapchat

@2021 - All Right Reserved. Designed and Developed by Ớt Sachi, iTravel88.com


Back To Top
iTravel88
  • Home
  • About me
  • Cẩm nang
    • Việt Nam
      • English post
      • Du lịch Hà Nội
      • Du lịch Đà Nẵng
      • Du lịch Phú Yên
      • Du lịch Quảng Bình
      • Du lịch Bắc Ninh
    • Đông Nam Á
      • Du lịch Lào
      • Du lịch Singapore
      • Du lịch Malaysia
      • Du lịch Myanmar
      • Du lịch Campuchia
      • Du lịch Indonesia
    • Đông Bắc Á
    • Trở thành Blogger
      • Dẫn tour cho Tây
      • Viết content hay
      • Làm blog chuyên nghiệp
  • Travel Tips
    • Mẹo du lịch 4.0
    • Sách hay xem ngay
    • Chuyện trên đường
    • Fun facts hàng không
  • Góc Review
  • Mã ưu đãi
  • CAFE
  • Liên hệ