Tọa lạc trên đại lộ Ave Lane Xang ở trung tâm thủ đô Viêng chăn, khải hoàn môn Patuxai chính là công trình biểu tượng chiến thắng của người Lào. Ngày hôm nay, hãy cùng iTravel88 khám phá khải hoàn môn Patuxai xem có gì đặc biệt ở đây nhé!
Mục lục đọc nhanh
- Biểu tượng chiến của người Lào
- Vinh danh “Kiến trúc sư không chuyên“
- Công trình của thập kỷ
- “Đường băng” không có máy bay cất cánh
- Cảm hứng Pháp, phong cách Lào
- Địa điểm nhất định phải check in tại Lào
Biểu tượng chiến thắng của người Lào
Khải hoàn môn Patuxai nằm giữa đại lộ Ave Lane Xang ở trung tâm thủ đô Viêng Chăn, Lào. Công trình được xây dựng để tưởng niệm các chiến sỹ Lào đã anh dũng hy sinh trong thế chiến thứ II và cuộc kháng chiến chống Pháp 1949.
Cái tên Patuxai là một từ ghép bởi 2 từ “Patu” và “xai” trong tiếng Lào. Trong đó “Patu” mang nghĩa cánh cổng (gateway) còn”xai” là nói lái của từ “jaya” có nghĩa là chiến thắng (victory). Bởi vậy mà ngay từ cái tên, nó đã mang ý nghĩa là một biểu tượng của chiến thắng!
Vinh danh “kiến trúc sư không chuyên”
Năm 1957, cuộc thi thiết kế cho công trình đã được diễn ra. Vượt qua rất nhiều ứng cử viên nặng ký trong đó có cả các kỹ sư của cục Quốc phòng (Millitary Engineering Deparment). Chiến thắng cuối cùng lại bất ngờ gọi tên “kiến trúc sư không chuyên” Tham Sayasthesena.
Vốn là một cựu quân nhân, nhà báo nhưng do đam mê điêu khắc nên Tham đã tự học hỏi thêm. Với chiến thắng chung cuộc, anh đã bỏ túi 30.000 kips Lào đồng thời để lại cho hậu thế một công trình vĩ đại. Công trình ước tính đã ngốn của người Lào khoảng 63 triệu kíp Lào. Đây là một con số khổng lồ vào thời điểm đó.
Công trình của thập kỷ
Sau khi có bản thiết kế, công trình đã được bắt tay xây dựng ngay từ năm 1957. Nhưng phải đến năm 1968 mới hoàn thiện xong. Lý do là bởi lúc này Lào đang trải qua một giai đoạn nhiều bất ổn dưới chế độ quân chủ lập hiến. Do đó quá trình xây dựng gặp nhiều khó khăn. Trải qua 11 năm, khải hoàn môn Patuxai xứng đáng là “công trình của thập kỷ”
“Đường băng” không có máy bay cất cánh
Do gặp khó khăn trong giai đoạn xây dựng nên để giải quyết con số 63 triệu kíp Lào kể trên, công trình đã sử dụng một quỹ tài trợ của Mỹ. Nhưng mục đích ban đầu của số xi măng dùng cho tượng đài là để xây dựng một sân bay mới.
Vì thế, Patuxai còn có một nick name thú vị là “đường bay thẳng đứng” (vertical runway). Và dĩ nhiên “đường băng” này không đủ điều kiện cho phép máy bay cất hạ cánh rồi.
Cảm hứng Pháp, phong cách Lào
Có nhiều cách để nhắc lại chiến thắng. Người Campuchia đặt tên Xiêm Riệp để nhớ đến chiến thắng trước quân Xiêm (Thái Lan). Còn người Lào thì mô phỏng Khải hoàn môn nổi tiếng của Pháp ở Paris. Tuy cảm hứng Pháp nhưng kiến trúc bên trong công trình lại “đậm chất Lào”.
Công trình cao tới 7 tầng, với 4 cửa chính, giá vé lên tham quan là 3.000 kíp. Trên cổng được trang trí bởi tượng vua Naga nửa người ngửa chim trong truyền thuyết của Lào. Tầng 1 là nơi làm việc của ban điều hành di tích, tầng 2 là bảo tàng trưng bày.
Tiếp theo là lối cầu thang bê tông dẫn lên sân thượng. Nóc của công trình nổi bật với 5 ngọn tháp với 4 tháp nhỏ ở bốn phía và tháp chính cao nhất ở giữa. Bên trong tháp chính, mình đặc biệt ấn tượng với họa tiết trang trí khung cửa sổ.
Đó là hình ảnh bức tượng phật đang ngồi thiền, xung quanh là hoa Chăm-pa, quốc hoa của Lào. Phía ban công bên ngoài là nơi lý tưởng nhất để ngắm nhìn toàn bộ thành phố Viêng chăn. Tại đây có thể nhìn rõ hơn 4 tháp phụ, nổi bật với những họa tiết phật trang trí. Đây đúng là một nét đặt trưng của Lào -miền đất phật.
Địa điểm nhất định phải check in tại Lào
Vượt xa mục đích ban đầu là một đài tưởng niệm chiến tranh, khải hoàn môn Patuxai thực sự là một công trình nghệ thuật độc đáo của người Lào. Đây cũng là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch nhất ở Viêng chăn, Lào.
Do đó, giống như tháp đôi Petronas ở Kuala lumpur, chưa check in tại khải hoàn môn Patuxai là coi như chưa đến Lào nhé các bạn!
Trên đây là chuyến khám phá khải hoàn môn Patuxai, trong chuyên mục Chuyện trên đường của iTravel88. Bạn ấn tượng với điều gì nhất về công trình này? Hãy chia sẻ cảm nhận trong phần bình luận nhé!
Nếu thấy bài viết hữu ích hãy like, share để ủng hộ mình có động lực viết bài chia sẻ tiếp nhé!
Bài viết cùng chủ đề: Tổng hợp giá vé 20 địa điểm tham quan tại Lào
Bài được xem nhiều nhất tháng 5: Review khóa học kinh doanh online với website và mạng xã hội